Các Ký Hiệu Nội Thất Chi Tiết Nhất

-

Khi đọc các bản vẽ xây dựng, hẳn đôi lúc bạn sẽ gặp khó khăn vì gặp phải những kí tự khó hiểu. Tuy nhiên, đọc và hiểu rõ các bản vẽ xây dựng là điều vô cùng quan trọng để giúp kết quả xây dựng tốt nhất. Hôm nay, hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu về các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng nhé. 


Nội dung bài viết

3 Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng4 Các quy định trong bản vẽ thiết kế xây dựng5 Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết 6 Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở

Khái niệm bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng là thuật ngữ chỉ những bản vẽ phác thảo phần của các công trình cần xây dựng. Thông thường, bản vẽ này sẽ được lập một cách chi tiết nhất. Nhờ đó đội ngũ xây dựng hay gia chủ có thể hình dung được công trình sát với thực tế nhất. 

*
Khái niệm bản vẽ xây dựng

Vì sao nên có bản vẽ xây dựng?

Mỗi công trình xây dựng sẽ có những đặc điểm thể hiện ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, thể hiện những yếu tố này sao cho phù hợp cần được cân nhắc thật hợp lý. Do đó, các bản vẽ sẽ giúp sắp xếp và tạo ra nền tảng để việc xây dựng thuận lợi hơn. Cụ thể hơn, đây là một số lý do chúng ta nên có bản vẽ xây dựng. 

Bản vẽ thiết kế trong xây dựng được coi như khung sườn. Đây sẽ là cơ sở để giúp việc xây dựng được diễn ra thuận lợi, đúng quy trình. Bản vẽ này cũng giúp xác định các yếu tố cần thiết, đảm bảo kết quả xây dựng. Ngoài ra, bản vẽ thiết kế giúp đảm bảo mức độ hài lòng cao nhất có thể. Bản vẽ sẽ giúp tránh các sai sót hay sai lệch so với mong muốn của gia chủ. Ngoài ra, bản vẽ cũng giúp kiến trúc sư tối ưu công năng cho nhà ở. Nhờ vậy không gian của ngôi nhà sẽ được khai thác một cách hiệu quả nhất. Lợi ích quan trọng không kém của bản vẽ thiết kế đó là tối ưu chi phí. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà ở. Việc có bản vẽ thiết kế trước khi thi công sẽ giúp dự toán đầy đủ liệu cần thiết. Việc dự tính và kiểm soát chi phí cũng được thực hiện tốt hơn. Bản vẽ xây dựng nhà ở cũng giúp ước tính thời gian hoàn thiện công trình. Từ đó giúp giám sát và theo dõi kế hoạch đề ra. Tránh những trường hợp không đáng có gây lãng phí tốn kém.Trong khi thiết kế bản vẽ sẽ giúp gia chủ tính toán khả năng chịu lực công trình để tránh các sự cố. Đồng thời cũng giúp bố trí các thiết bị thật hợp lý và tiện dụng. 
*
Vai trò của bản vẽ xây dựng

Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng

Để hiểu được các bản vẽ xây dựng, các ký hiệu viết tắt chính là chìa khóa quan trọng. Để hiểu và nhớ được các ký hiệu này, đầu tiên cần phân loại chúng. Với mỗi nhóm yếu tố cần sử dụng sẽ có một nhóm ký hiệu viết tắt đại diện.

Các ký hiệu vật liệu

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng được sử dụng để thể hiện các loại vật liệu trong các công trình. Khi thi công, nhân công sẽ dựa vào các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ để lựa chọn. Nhờ vậy mà chọn và sử dụng các nguyên vật liệu Từ đó, đảm bảo lựa chọn và sử dụng đúng với mục đích và ý đồ của kiến trúc sư cùng gia chủ. Dưới đây là một số ký hiệu vật liệu thường gặp trong các bản vẽ xây dựng nhà ở.

Bạn đang xem: Ký hiệu nội thất

*
Các ký hiệu viết tắt thể hiện vật liệu

Các ký hiệu nội thất

Đây là những ký hiệu viết tắt đại diện cho các đồ nội thất sẽ được sử dụng trong công trình. Tương tự với nhóm vật liệu, các ký hiệu nội thất sẽ được sử dụng. Cách bố trí đồ đạc cũng như vật dụng nội thất bên trong công trình sẽ được xác định nhờ các ký hiệu này. Nhờ đó sẽ thể hiện được vị trí của các nội thất trong công trình. Ví dụ như vị trí của cửa, bàn ghế, tủ lạnh, tivi, bàn làm việc hay bếp, v.v…. 

*
Bảng ký hiệu chất liệu nội thất

Các ký hiệu về điện

Trong bản vẽ xây dựng, các ký hiệu viết tắt còn được dùng để thể hiện hệ thống điện và nước của công trình. Nhóm ký hiệu viết tắt về điện được sử dụng để thể hiện các đường đi của điện. 

*
Các ký hiệu về điện

Các ký hiệu về nước 

Tương tự vậy, hệ thống nước cũng được hể hiện thông qua các ký hiệu được quy định riêng. Nhờ các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà ở, gia chủ sẽ dễ dàng hình dung về hệ thống nước bên trong công trình. 

*
Ký hiệu về hệ thống nước

Các quy định trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Để có được hiệu quả tốt nhất, cần đảm bảo bản vẽ được xây dựng dựa trên các quy định nghiêm ngặt. 

Quy định về nét vẽ

Nét vẽ là đối tượng hình học được nối từ điểm đầu đến điểm cuối bằng nhiều cách. Nét vẽ có thể được tạo ra bằng đường thẳng, đường liên tục hay đường cong, đường đứt đoạn. Theo quy định, nét vẽ cần đảm bảo phải đều, chính xác và rõ ràng tùy trong từng bản vẽ. 

Một số quy định về nét vẽ được ghi chú rõ như sau: 

Nét liền đậm có tên gọi là: A1 đại diện cho đường bao thấy và A2 đại diện cho đường cạnh thấy;Nét liền mảnh bao gồm: B1 thể hiện đường kích thước, B2 đại diện cho đường gióng, B3 là đường gạch gạch trên mặt cắt;Nét lượn sóng có tên C1 thể hiện đường giới hạn một phần hình cắt;Nét đứt mảnh hay nét F1 là đường bao khuất và cạnh khuất;Nét gạch chấm, mảnh, là: G1 thể hiện đường tâm, G2 – đường trục đối xứng.
*
Quy định về nét vẽ trong bản thiết kế công trình

Quy định về kích thước 

Các quy định về kích thước trong bản vẽ xây dựng giúp tạo ra sự thống nhất giữa thiết kế và thi công. Chỉ một sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong quá trình thi công.

Kích thước thật của vật thể không bị phụ thuộc theo kích thước của hình biểu diễn.Đơn vị đo kích thước dài được quy định là mm. Đơn sử dụng đo chiều cao là m, không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.Đơn vị được sử dụng để đo kích thước góc là phút, độ, giây…

Khi đọc các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng, chúng ta cần quan tâm đến 3 yếu tố. Các yếu tố đó bao gồm: đường kích thước, đường dóng và các số chỉ kích thước. Thứ tự ưu tiên thực hiện trong quy trình được tạo ra bởi các kiến trúc sư. Quy trình chuyên nghiệp là: vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước rồi đến các số kích thước.

*
Cách đọc kích thước trong bản vẽ xây dựng nhà ở 

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết 

Đọc bản vẽ xây dựng một cách chi tiết sẽ giúp gia chủ tối ưu được hiệu quả và tiết kiệm chi phí tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách đọc các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng một cách hiệu quả. 

Tuy nhiên, trước khi đọc bản vẽ cần lưu ý một số nguyên tắc sau: 

Khi đọc bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở đừng quên lưu ý các nguyên tắc cần thiết sau:

Cần tuân theo trình tự khi đọc bản vẽ thiết kế nhà ở. Khi đọc một bản vẽ biệt thự, hãy mặt bằng tầng một rồi mới đọc đến các tầng tiếp theo. Sau đó mới tiếp tục đọc đến bản vẽ của các phòng sinh hoạt khác bên trong công trình. Ví dụ phòng khách, phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh…Đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài sẽ giúp việc hình dung công trình dễ dàng hơn.Mặt vẽ đứng có công dụng thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình tốt hơn.Đối với các công trình có nhiều hơn 1 tầng, hãy lưu ý đọc bản vẽ thiết kế cho không gian của mỗi tầng.Luôn chú ý các kết cấu và thông số kỹ thuật của bản vẽ như sàn, cầu thang, dầm, móng, cột,…
*
Cách đọc bản vẽ trong thiết kế và xây dựng nhà ở chi tiết

Đọc bản vẽ mặt bằng và nội thất

Trong các bản vẽ xây dựng nhà ở, bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng sẽ là bản vẽ đầu tiên. Bản vẽ mặt bằng được hiểu là hình cắt bằng của các tầng được tạo ra từ các mặt cắt tưởng tượng song song nằm ngang. Khoảng cách từ mặt phẳng đến mặt sàn sẽ khoảng 1,5m. Trong các bản vẽ mặt bằng, vị trí của các phòng trong một tầng cũng được thể hiện rõ. 

Các lưu ý về kích thước khi đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng: 

Dãy kích thước được ghi sát đường bao là kích thước các mảng tường và cửa.Dãy tiếp theo sẽ chú thích về khoảng cách các trục tường, trục cột,…Dãy ngoài cùng là kích thước các trục tường theo chiều dọc hoặc chiều ngang của ngôi nhà.

Cách đọc bản vẽ thiết kế mặt bằng chính xác như sau:

Lưu ý về các kích thước chỉ chiều rộng và dài mỗi phòng.Vị trí, kích thước cụ thể của các cửa được thể hiện trên các tường hay vách ngăn công trình.Kích thước cũng như chiều dày các tường, các vách ngăn hay kích thước từng mặt cắt của các cột.Kích thước diện tích của từng phòng sẽ sử đơn vị m2. Tuy nhiên không cần ghi tên đơn vị sau con số chỉ kích thước và cần có nét gạch dưới số chỉ diện tích.Trong bản vẽ mặt bằng xây dựng cần có sự thể hiện vị trí của nội thất trong phòng. Bản vẽ xây dựng cần thể hiện được vị trí, chiều rộng cụ thể của cầu thang bằng cách sử dụng các đường gấp khúc.
*
Cách đọc bản vẽ mặt bằng nội thất

Đọc bản vẽ hình chiếu đứng 

Bản vẽ hình chiếu đứng được tạo ra khi sử dụng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Bản vẽ này giúp dễ dàng hình dung về thẩm mỹ và bố cục của công trình dưới góc nhìn ngang. Khi đọc bản vẽ hình chiếu đứng, không cần ghi kích thước.

*
Cách đọc bản vẽ mặt cắt đứng

Đọc bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt cách sử dụng 1 hay nhiều mặt cắt tưởng tượng với chiều thẳng đứng và song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Thông qua các mặt cắt ngang tạo ra được nhiều góc nhìn khác nhau. Nếu mặt cắt bố trí dọc theo chiều dài sẽ tạo ra hình cắt dọc. Nếu theo chiều ngang ngôi nhà thì sẽ tạo hình cắt ngang. Loại bản vẽ này thể hiện chiều cao chi tiết của công trình. Chẳng hạn như chiều cao chi tiết của cửa, cầu thang, hay độ cao của từng tầng, v.v…

*
Cách đọc bản vẽ mặt cắt

Đọc bản vẽ phối cảnh

Khi đọc các bản vẽ phối cảnh, gia chủ sẽ được tham khảo hình ảnh sát thực tế của công trình hoàn thiện. Với công nghệ hiện đại, các kiến trúc sư đã có thể tạo ra những bản vẽ phối cảnh sống động với màu sắc như một công trình thực tế. 

*
Bản vẽ phối cảnh giúp hình dung dự án trong thực tế

Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Thông qua các bản vẽ này có thể thấy được tổng độ cao của móng. Độ cao của từng phần như thân móng, cổ móng hay phần vuốt móng lên cũng như chiều rộng của phần móng được thể hiện chi tiết.

*
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng

Phần cổ móng thường có trong móng băng vì thế sẽ gặp trong bản vẽ nhà ở có làm móng bè hay móng băng. Theo bản vẽ ta có thể thấy cổ móng có sự bẻ mỏ liên kết với đế móng.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Để mô tả phần xây từ móng hoặc dầm của công trình trở lên, người ta sẽ sử dụng bản vẽ mặt cắt tường móng. Đây là chi tiết thường gặp trong loại móng cốc.

*
Bản vẽ mặt cắt móng tường

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

Sau khi đọc hết bản vẽ xây dựng phần móng, chúng ta sẽ đọc tiếp bản vẽ có tên là mặt cắt của dầm chân thang. Đây là bản vẽ thể hiện phần đế của cầu thang. Dựa trên loại bản vẽ này, gia chủ sẽ hiểu được các phần bê tông mác, dầm liên kết, gạch đặc dỡ, v.v….

*
Bản vẽ mặt cắt dằm chân cầu thang

Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn

Bản vẽ thiết kế thể hiện phần móng đơn luôn thể hiện chi tiết các kích thước chiều rộng, chiều dài của phần móng. Thậm chí, số lượng sắt cột bao nhiêu cũng được thể hiện chi tiết trong bản vẽ này. 

*
Cách đọc bản vẽ móng đơn

Vậy là chúng ta đã vừa cùng tìm hiểu về cách đọc các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng nhà ở. Đừng quên ghé qua website Mogi.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin bất động sản thú vị cùng nhiều chủ đề khác bạn nhé!

Thưa các bạn tôi nghĩ rằng cách đọc bản vẽ xây dựng nhà là một điều khá cần thiết dù có thể bạn không làm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên việc đọc và hiểu các kí hiệu bản vẽ cũng không thừa. Các bạn có thể hiểu rõ hơn về các bản vẽ và giám sát được công trình nhà ở của mình nếu có bản vẽ.

Vậy bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình. Hoặc có thể là một vật thể cần biểu diễn. Đôi khi bản vẽ cũng chỉ thể hiện mặt bằng, mặt bên, mặt đứng, mặt cắt của một vật thể. Hay nói một cách nghệ thuật hơn thì bản vẽ là một câu truyện được người thiết kế kể bằng các kí hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Biết cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở là không có thừa, giả sử như bạn đang chuẩn bị làm nhà. Bạn đang nghi ngờ đội ngũ xây dựng, thợ xây dựng đọc bản vẽ không đúng. Bạn có thể đọc để hiểu được rằng người ta có làm đúng hay không? Hay nếu bạn đang cần thiết kế nhà ở thì việc đọc bản vẽ cũng khá quan trọng để bạn biết được rằng nhà đó thiết kế có hợp lí không?

Có rất nhiều nguyên nhân để các bạn có thể đọc bài viết này và không bị lãng phí thời gian dành cho các bạn. Để đi vào chi tiết hơn chúng tôi xin được tách ra làm 2 phần để các bạn tiện theo dõi.


Mục lục bài viết!


Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở

Tìm hiểu về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà

Bản vẽ là tập hợp các hình vẽ biểu diễn kết và cấu trúc của nhà ở, khách sạn hay nhà hàng. Ký hiệu chính là các bộ phận cấu thành lên nội dung của thiết kế.

Với tư cách kiến trúc sư hay khách hàng thì việc tìm hiểu về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà giúp ta có thể đọc thiết kế một cách dễ dàng. Nếu như đọc được bản vẽ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong việc biết được những chỗ nào là hợp lý, chưa hợp lý, đơn vị chủ thầu có thực hiện đúng theo thiết kế hay không?

Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng

Để hiểu được cách đọc bản vẽ chúng ta phải nắm bắt được phần kí hiệu trong bản vẽ xây dựng sau đó các bạn mới có thể đọc được nhé. Chính vì thế chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng nhà ở để các bạn tham khảo trước.

Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng


*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Cách đọc bản vẽ mặt cắt nhà 2 tầng

Đây là phần bản vẽ mặt cắt của nhà phố 2 tầng, các bạn có thể nhìn thấy được ở dưới cùng là kí hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch vỡ mác 100. Trên nữa sẽ là tường ngăn các phòng, cầu thang và sàn tầng 1.

Chúng ta chỉ cần quan tâm tới chiều cao của sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc là đủ rồi. Trong bản vẽ cũng thể hiện khá chi tiết các chi tiết đó, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích và ghi chú trong bản vẽ khác.

Xem thêm: Giáo Trình Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Giáo Trình Kỹ Năng Quản Lý Và Làm Việc Nhóm

Đây là những bản vẽ cơ bản của một mẫu nhà ở để các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn thấy khó thì chúng ta hãy thư thái mà tìm hiểu hoặc các bạn cứ coi như đó là một câu truyện của các kiến trúc sư.

Chỉ có điều câu chuyện này được các kiến trúc sư thể hiện bằng các nét vẽ khô khan mà thôi. Thông thường cách thể hiện bản vẽ là sẽ đi từ tổng thể cho tới chi tiết. Tức là bao giờ cũng có mặt bằng định vị vị trí của các đồ đạc, sau đó sẽ đi vào chi tiết của các đồ khác.

Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở

Trong bài viết trước chúng tôi cũng có hướng dẫn các bạn về các bản vẽ móng cũng như hướng dẫn một phần cách đọc cơ bản. Các bạn có thể tham khảo tại:

Để hướng dẫn các bạn cách đọc bản vẽ xây dựng bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết hơn một chút có chiều sâu vào móng hơn nhé.


Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:

Mặt cắt móng băng
Chi tiết cổ móng
Mặt cắt tường móng
Mặt cắt dầm chân thang
Chi tiết móng đơn
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Tham khảo: Biệt thự 2 tầng

Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm. Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới.

Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông. Như vậy thôi phần bản vẽ mặt cắt móng chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thông số đó là được.

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng

Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Mặt cắt tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường 220 cao tới cốt không sẽ đổ giằng bê tông chống thấm.

Và thông thường xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn. Giằng cốt không ngoài tác dụng chống thấm ra thì không còn tác dụng gì khác nhé các bạn cho nên các bạn đừng lãng phí nhiều tiền vào phần đó làm gì.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang:

Đây là phần đế của thang sau khi bạn làm móng xong thì chúng ta bắt đầu làm thang nhé.

Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 trên 2 dưới và đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn

Chi tiết móng đơn cũng không quá khó, thể hiện rất rõ ràng chiều rộng, chiều dài của móng, số lượng sắt cột là 4 thanh phi 18, đáy được đan bằng sắt phi 12 khoảng cách mỗi thanh là 17cm. Trong phần chi tiết dưới thì có thể hiện vị trí dầm liên kết vào móng nữa nhé.

Đấy các bạn thấy không, bản vẽ kĩ thuật cũng không quá khó, nếu chúng ta hiểu được các kí hiệu toán học, kí hiệu bản vẽ kĩ thuật thì đối với bất kì ai cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở không phải là quá khó đúng không? Các bạn có thể tải hình ảnh về và đối chiếu với những lời giải thích của tôi trong bản vẽ các bạn sẽ minh bạch ra được rất nhiều thứ.

Bài viết này được viết với mục đích hướng dẫn cách bạn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở. Chúng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn được phần nào trong công cuộc xây dựng nhà ở cho gia đình mình.

Nếu các bạn đã hiểu được nguyên lí thể hiện bản vẽ thì tôi nói rằng nó không chỉ giúp cho bạn xây nhà mà sau này có thể còn có thể giúp cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống. Với ai mà xây dựng nhà xong cũng có thể đọc và thành thạo được bản vẽ cả thôi, đấy là điều mà tôi thấy như thế.

Bài viết hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà ở có thể còn sơ sài, rất mong các bạn đóng góp để tôi hoàn thiện tốt hơn. Các bạn có thắc mắc gì có thể để lại bình luận ở cuối bài viết này nhé.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà ở, phần kiến trúc


Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở

Đây là video mà tôi hướng dẫn các bạn cùng xem nhé, phần kết cấu và cấu tạo của kết cấu và điện nước mình sẽ bổ sung cho các bạn xem sau nhé. Các bạn cần hỗ trợ gì các bạn cứ để lại bình luận Thiết kế Nhà đẹp sẽ hỗ trợ các bạn thêm.

Nếu như bạn đang có thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp trong lĩnh vực thiết kế và thi công thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh và chuyên nghiệp nhất bởi đội ngũ kiến trúc sư và tư vấn viên nhiệt tình, năng động, giàu kinh.